​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 13/5/2022

13/05/2022 In bài viết

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Tổng số ca mắc trên thế giới vượt 519,8 triệu ca, trên 6,2 triệu ca tử vong.

- Trong hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nhằm thúc đẩy các nỗ lực nhằm đối phó với đại dịch COVID-19, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 12/5 thông báo nước này sẽ trợ giúp các nước đang phát triển có những biện pháp chống dịch với khoản hỗ trợ trị giá 5 tỷ USD. Cùng ngày, trong một thông điệp qua video được ghi hình trước, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho biết Seoul sẽ cung cấp thêm 300 triệu USD cho cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 toàn cầu. Từ năm 2020-2022, Hàn Quốc đã cung cấp tổng cộng 210 triệu USD tiền mặt và hàng hóa cho sáng kiến Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19 (ACT-A), một sáng kiến do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác khác đưa ra nhằm tập trung vào vaccine, phương pháp điều trị và xét nghiệm COVID-19.  

  - Bộ trưởng Y tế Pháp ngày 11/5 cho biết nước này sẽ hủy bỏ quy định đeo khẩu trang trên tàu hỏa, máy bay và tàu điện ngầm từ ngày 16/5 tới. Đây là một trong những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 cuối cùng còn hiệu lực vốn được áp đặt kể từ khi đại dịch bùng phát vào năm 2020.

- Tại Jakarta, ngày 12/5, Chính phủ Indonesia và Liên minh châu  Âu (EU) đã nhất trí công nhận lẫn nhau đối với chứng chỉ tiêm chủng ngừa COVID-19 được đưa vào ứng dụng PeduliLindung và "EU Digital Covid Certificate" (EU DCC). Đây là một bước tạo thuận lợi cho hoạt động đi lại trong bối cảnh kinh tế phục hồi, đặc biệt là đối với người lao động nhập cư Indonesia, sinh viên, du khách nước ngoài và doanh nhân. Theo đó, EU phê duyệt sử dụng ứng dụng PeduliLindung trong lãnh thổ của EU để mã QR cho chứng chỉ quốc tế của EU tại PeduliLindung có thể đọc được trong EU và các công dân Indonesia đến EU không cần đăng ký mã QR riêng. Khi có hiệu lực, chứng nhận tiêm chủng COVID-19 do Indonesia cấp tương đương với  chứng nhận do EU cấp theo Quy định 2021/953 cho phép xác minh tính xác thực, tính hợp lệ và tính toàn vẹn của giấy chứng nhận.

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

Tính đến 16h00 ngày 13/5/2022, cả nước ghi nhận 10.693.141 ca mắc, trong đó 10.686.958 ca trong nước. Đến nay đã có 9.344.029 người khỏi bệnh, 43.063 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.690.289 ca, trong đó có 10.685.388 ca trong nước, 9.341.212 người đã khỏi bệnh (87,4%), 43.028 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố (chi tiết tại Phụ lục 1).  

Số ca mắc mới trong ngày    

- Ghi nhận 2.227 ca dương tính, trong đó có 2.226 ca ghi nhận trong nước tại 53 tỉnh thành phố: Hà Nội (495), Nghệ An (123), Phú Thọ (120), Đắk Lắk (114), Quảng Ninh (96), Yên Bái (88), Tuyên Quang (82), Vĩnh Phúc (81), Thái Bình (70), Bắc Ninh (70), Quảng Bình (60), Bắc Kạn (52), Lào Cai (51), Thái Nguyên (51), Nam Định (51), Lâm Đồng (39), Sơn La (37), Hồ Chí Minh (36), Hưng Yên (35), Đà Nẵng (34), Hải Dương (33), Lạng Sơn (29), Hà Nam (29), Bình Dương (28), Hải Phòng (25), Hòa Bình (24), Ninh Bình (23), Gia Lai (22), Hà Tĩnh (21), Hà Giang (21), Thanh Hóa (21), Bình Phước (21), Quảng Trị (15), Cao Bằng (14), Bắc Giang (13), Điện Biên (13), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Quảng Ngãi (11), Lai Châu (11), Đắk Nông (10), Thừa Thiên Huế (9), Bến Tre (6), Tây Ninh (6), Bình Định (5), Khánh Hòa (5), Phú Yên (3), Vĩnh Long (3), Long An (2), Đồng Tháp (2), Cà Mau (2), Bình Thuận (1), Kiên Giang (1), Bạc Liêu (1) và 1 ca nhập cảnh ghi nhận tại Vĩnh Phúc (1).

- Trong ngày, ghi nhận báo cáo bổ sung 443 ca tại tỉnh Bắc Giang sau khi bổ sung đầy đủ thông tin.

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng nhiều nhất so với ngày trước đó: Sơn La (+20), Nam Định (+19), Lạng Sơn (+8).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-1.137), Bắc Ninh (-276), Nghệ An (-45).

Kết quả giám sát các trường hợp mắc trong cộng đồng

- Cả nước ghi nhận 1.517 ca mắc trong cộng đồng (chiếm 68,1% tổng số mắc trong ngày), giảm 1.777 ca so với ngày trước đó.

- Một số địa phương ghi nhận số mắc trong ngày trong cộng đồng, gồm:

+ Tỉnh Đắk Lắk: Trong ngày ghi nhận 106 ca cộng đồng (giảm 984 ca so với ngày trước đó). Tích lũy số mắc giai đoạn 4 đến nay trên địa bàn là 170.582 ca.

+ Tỉnh Phú Thọ: Trong ngày ghi nhận 100 ca thông qua sàng lọc (tăng 1 ca so với ngày trước đó). Tích lũy số mắc giai đoạn 4 đến nay trên địa bàn là 319.301 ca.

+ TP. Hà Nội: Trong ngày ghi nhận 95 ca cộng đồng (giảm 264 ca so với ngày trước đó). Tích lũy số mắc giai đoạn 4 đến nay trên địa bàn là 1.594.151 ca.

+ Tỉnh Quảng Ninh: Trong ngày ghi nhận 95 ca cộng đồng (tăng 3 ca so với ngày trước đó). Tích lũy số mắc giai đoạn 4 đến nay trên địa bàn là 347.608 ca.

+ Tỉnh Vĩnh Phúc: Trong ngày ghi nhận 80 ca thông qua sàng lọc (giảm 29 ca so với ngày trước đó). Tích lũy số mắc giai đoạn 4 đến nay trên địa bàn là 367.023 ca.

- Trong 7 ngày qua, các địa phương ghi nhận số mắc trong cộng đồng tăng so với 7 ngày trước đó: Đắk Lắk tăng 1.196 ca, Hà Giang tăng 157 ca; các địa phương ghi nhận số mắc trong cộng đồng giảm: TP. Hà Nội (giảm 752 ca), Phú Thọ (giảm 742 ca).

Kết quả giám sát điều trị

- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.341.212 người đã khỏi bệnh (87,4%), tăng 9.065 người so với ngày trước đó. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.306.049 trường hợp, trong đó có 333 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: (1) Thở ô xy qua mặt nạ: 263 (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 40; (3) Thở máy không xâm lấn: 9; (4) Thở máy xâm lấn: 19; (5) Thở ECMO: 2.

- Trong ngày 12/5, cả nước ghi nhận 03 ca tử vong (tăng 01 ca so với với hôm trước) tại Đắk Lắk (3 ca trong 3 ngày).

Công tác xét nghiệm:

Tính đến ngày 12/5/2022, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 45.246.541 mẫu cho 89.557.422 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.504.532 mẫu tương đương 85.809.483 lượt người. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 7.060.587 mẫu gộp cho 49.893.066 lượt người.

Công tác tiêm chủng:

Từ tháng 3/2021 đến ngày 13/5/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 241.860.214 liều vắc xin phòng COVID-19, Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 11/5/2022

Cả nước đã tiêm 216.512.573 liều (trong ngày tiêm được 181.587 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 100,3% số vắc xin phân bổ 144 đợt.

- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 196.922.020 liều:

- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.398.550 liều:

- Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 2.192.003 liều (mũi 1): Từ ngày 14/4/2022, các địa phương bắt đầu triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Hiện tại, tỷ lệ tiêm mũi 1 cho nhóm trẻ này tại 63 tỉnh, thành phố đạt từ 8% đến 35%.

Nhận định

Tại nước ta, dịch bệnh vẫn đang được cơ bản kiểm soát trên phạm vi cả nước, trong tuần, cả nước ghi nhận khoảng 2.000 ca trong cộng đồng mỗi ngày và dưới 3 ca tử vong mỗi ngày. Vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. 

Một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới

(1) Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc điều trị COVID-19. Trong đó ưu tiên những người thuộc đối tượng chống chỉ định cần được tư vấn, thăm khám (kể cả trực tuyến) để đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn.

(2) Đánh giá xu hướng tăng/giảm ca nặng, số ca nhập viện so với số ca mắc để đánh giá nguy cơ tình hình dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai báo ca bệnh tại cộng đồng, hỗ trợ triển khai các thủ tục, chính sách đối với người nhiễm bệnh và mua thuốc điều trị COVID-19.

(3) Tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vắc xin; tăng cường vận động người dân tiêm vắc xin, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở; sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên; tăng cường truyền thông về tiêm chủng và vận động đưa trẻ từ 5-11 tuổi tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn.

(4) Nâng cao năng lực thu dung, điều trị; giảm tối đa các trường hợp tử vong; chủ động, sẵn sàng các các biện pháp phòng, chống dịch theo diễn biến dịch bệnh trên địa bàn nhằm phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển biến nặng, tử vong; tăng cường theo dõi, giám sát sức khỏe người nhiễm vi rút để kịp thời liên hệ với cơ sở y tế ngay khi có nhu cầu.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke