​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 14/5/2021

14/05/2021 In bài viết

 

Tính đến 17h00 ngày 14/5/2021, thế giới ghi nhận 715.585 trường hợp mắc, 13.017 ca tử vong. Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu hơn 161 triệu ca, trong đó trên 3,34 triệu ca tử vong.

Tâm dịch COVID-19 đang chuyển về châu Á, với điểm nóng nhất là Ấn Độ, quốc gia này hiện đã ghi nhận trên 24,046,809 ca nhiễm, trong đó 689 ca nhiễm mới, tổng số trên 262,350 ca tử vong. Pakistan có 2,517 ca nhiễm mới nâng tổng số người nhiễm lên 873,220 và 19,384 người tử vong. Kazakhstan có 2,549 ca nhiễm mới, tích lũy có 353,140 mắc và 4,017 ca tử vong.

Khu vực Đông Nam Á, trong 01 ngày qua, Thái Lan đã ghi nhận 2,256 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia này là 96,050 ca. Tại Campuchia có thêm 358 trường hợp mới mắc, lũy tích số ca mắc bệnh  là 21,499 ca.

          Từ ngày 27/4 đến nay, 26 tỉnh/thành phố và 02 bệnh viện ghi nhận 728 ca mắc trong nước. Tổng số tích lũy trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 của Việt Nam là 3.756 trường hợp, trong đó có 2.298 ca trong nước, 1.366 trường hợp khỏi bệnh, 713 trường hợp đang điều trị.

Trong ngày, có 03 viện báo cáo với tổng số 13 ca mắc mới, miền Bắc 05 ca, miền Trung 07 ca và miền Nam  01 ca.

         Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19:

  1. Bộ Y tế trình báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hướng dẫn đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo mức độ nguy cơ để hỗ trợ các địa phương quyết định các biện pháp phù hợp với thực tế tình hình dịch trên địa bàn.
  2. Bộ Y tế tiếp tục quyết liệt chỉ đạo triển khai truy vết, cách ly, khoanh vùng, thực hiện xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc, liên quan đến các chùm ca bệnh tại Hà Nam, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K, đặc biệt các chùm ca bệnh phát hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng.
  3. Bộ Y tế chỉ đạo quyết liệt các cơ sở khám, chữa bệnh nâng mức cảnh báo chống dịch cao nhất và chủ động xét nghiệm COVID-19 theo Công điện số 615/CĐ-BYT ngày 07/5/2021 và khẩn trương triển khai thực hiện công văn số 3775/BYT-KCB về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  4. Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2 tại công văn số 3842/BYT-KCB ngày 10/5/2021; chỉ đạo thực hiện xét nghiệm chủ động với các đối tượng có nguy cơ tại Công văn số 3848/BYT-DP ngày 10/5/2021 của Bộ Y tế về việc triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 trong tình hình mới và yêu cầu xây dựng kế hoạch tăng cường năng lực đảm bảo công suất xét nghiệm hàng ngày tính theo qui mô dân số đạt tối thiểu 1.000 mẫu (đơn)/1 triệu dân và sẵn sàng nâng cao công suất khi dịch có nguy cơ lan rộng trên địa bàn.
  5. Bộ Y tế liên tục tổ chức các đoàn công tác phối hợp, hỗ trợ công tác phòng chống dịch cho các địa phương như Hà Nam, Yên Bái, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội và tiếp tục kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại tất cả các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh.

 

Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam

Tin tức liên quan

Tăng cường dinh dưỡng để bệnh nhân COVID-19 sớm hồi phục

Tăng cường dinh dưỡng để bệnh nhân COVID-19 sớm hồi phục

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo phòng bệnh Whitmore (bệnh Melioidosis)

Khuyến cáo phòng bệnh Whitmore (bệnhMelioidosis)

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo phòng bệnh Whitmore (bệnh Melioidosis)

Bệnh Whitmore (hay tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomalle gây ra. Vi khuẩn B. pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm khuẩn B. pseudomallei. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.

Xem chi tiết Next

Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải,… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ,…

Xem chi tiết Next
Thong ke