​Dịch cúm mùa đang bùng phát tại Hoa Kỳ

20/01/2021 In bài viết

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ..., bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ..., bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Vi rút cúm mùa lưu hành ở hầu hết trên thế giới và thỉnh thoảng bùng phát thành những đợt dịch nhưng ít khi bùng phát thành các đợt dịch lớn. Tuy nhiên, theo thông báo ngày 26/01/2018 của Trung tâm Dự phòng và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (USCDC), trong những tuần cuối năm 2017 và đầu năm 2018, một đợt dịch cúm đã bùng phát tại 49/50 bang của Hoa Kỳ. Tính từ 01/10/2017 đến 20/01/2018 đã ghi nhận 11.965 trường hợp xác định mắc cúm và phải nhập viện. Trong đó có 37 trường hợp tử vong, trong đó riêng tuần thứ 3 của năm 2018 đã ghi nhận 7 trường hợp trẻ em tử vong. 

Các trường hợp mắc trong thời gian qua tập trung chủ yếu ở người trên 65 tuổi (183,1/100.000 dân), tiếp đó là 50-64 tuổi (44,2/100.000 dân) và trẻ em 0-4 tuổi (27,0/100.000 dân). USCDC nhận định tình hình dịch cúm mùa trong năm 2017-2018 sẽ nghiêm trọng tương tự như đợt dịch năm 2014-2015 với ước tính có tới 710.000 trường hợp phải nhập viện và trên 43 triệu người có biểu hiện hội chứng cúm. 

Trong số 1.445 trường hợp người lớn có các biểu hiện nặng, có 71,8% số trường hợp có các bệnh nền nặng như bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa, béo phì và bệnh phổi mạn tính. Trong số 148 trường hợp trẻ em có các biểu hiện nặng, có 56,1% số trường hợp có các bệnh nền nặng như hen phế quản, rối loạn thần kinh và béo phì. 

Phân tích theo các chủng vi rút cúm, tỷ lệ mắc cúm A là 88,7%, cúm B là 10,8%, 0,2% đồng nhiễm cúm A, B, và 0,3% không xác định phân típ. Trong số trường hợp mắc cúm A, có 86,4% là chủng cúm A(H3N2) và 13,6% là chủng cúm A(H1N1). Như vậy các trường hợp mắc đều nhiễm các chủng vi rút cúm mùa đã lưu hành trong những năm vừa qua. Kết quả xét nghiệm về sự kháng thuốc cho thấy, các chủng vi rút hầu hết đã kháng với nhóm adamantanes, tuy nhiên vẫn còn nhạy cảm với các thuốc oseltamivir, zanamivir và peramivir. 

Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Hiện nay, các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ đang triển khai các biện pháp quyết liệt để giảm sự lây lan của dịch cúm mùa trong cộng đồng bao gồm cả việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa và khuyến nghị người dân có biểu hiện cúm nên chủ động theo dõi sức khỏe tại nhà để hạn chế lây lan cho người khác; tuy nhiên không khuyến khích việc đóng cửa trường học.   

Việt Nam là nước lưu hành các chủng vi rút cúm mùa và hàng năm vẫn ghi nhận khoảng gần 2 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm. Theo kết quả giám sát của các điểm giám sát trọng điểm quốc gia, các chủng vi rút cúm mùa ở nước ta cũng chủ yếu gồm cúm A(H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B. Hiện chưa phát hiện thấy chủng vi rút cúm mới hay sự đột biến nào làm tăng độc tính, gây kháng thuốc ở các chủng vi rút cúm lưu hành trên người. 

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

         1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

          2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

          3. Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.

          4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

          5. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

 

Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế

Nguồn:

https://www.cdc.gov/flu/weekly/index.htm

https://www.cdc.gov/media/releases/2018/t0126-flu-update-activity.html

 

Admin

Tin tức liên quan

Dịch sởi đang bùng phát tại nhiều nơi có tỷ lệ tiêm phòng sởi thấp trên thế giới

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2016 có khoảng 89.780 trường hợp tử vong do sởi, hầu hết xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể phòng được một cách hiệu quả thông qua việc tiêm vắc xin sởi. Trong giai đoạn 2000-2016, vắc xin sởi đã ngăn ngừa được khoảng 20,4 triệu trường hợp tử vong do sởi trên pham vi toàn thế giới, giảm khoảng 84% so với năm 2000.

Xem chi tiết Next

Thông tin tình hình dịch bệnh quốc tế tháng 3/2018

Trước tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, để chủ động phát hiện, ngăn chặn trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào Việt Nam, Cục Y tế dự phòng đã chỉ đạo các Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế tăng cường thực hiện việc kiểm dịch y tế đối với người, phương tiện và hàng hóa vận chuyển qua cửa khẩu, phát hiện sớm, cách ly và xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan tăng cường việc giám sát bệnh truyền nhiễm, côn trùng truyền bệnh tại các khu vực cửa khẩu và chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại khu vực cửa khẩu. 

Xem chi tiết Next

Dịch bệnh Ebola tái bùng phát tại Cộng hòa dân chủ Công gô

Ngày 08/5/2018, Bộ Y tế nước Cộng hòa dân chủ Công gô thông báo ghi nhận 02 trường hợp mắc bệnh do vi rút Ebola tại khu vực thị trấn Bikoro, tỉnh Equateur, đây là khu vực cách khoảng 250 km tới Mbandaka, thủ phủ tỉnh Equateur.

Xem chi tiết Next

Dịch bệnh Ebola có xu hướng gia tăng tại Cộng hòa dân chủ Công gô

Dịch bệnh Ebola tái bùng phát tại nước Cộng hòa dân chủ Công gô(gọi tắt là Công gô) từ đầu tháng 4/2018 và đến nay tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 17/5/2018, tại Công gô tiếp tục ghi nhận trường hợp mắc Ebola mới, từ ngày 05 – 17/5/2018 đã ghi nhận thêm 23 trường hợp nghi ngờ và 01 trường hợp xác định mắc Ebola mới, nâng tổng số trường hợp mắc Ebola tại Công gô lên 44 trường hợp, trong đó có 3 trường hợp xác định và 23 trường hợp tử vong.  

Xem chi tiết Next
Thong ke